Home » » Rối loạn tâm thầm do mắc bệnh giang mai

Rối loạn tâm thầm do mắc bệnh giang mai

Written By Nhà đất Đại Mỗ Nam Từ Liêm on Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014 | 20:59

Theo chuyên gia phòng khám Thiên Hòa tổn thương do xoắn khuẩn bệnh giang mai gây ra không những ở mạch máu, màng não ( mô trung bì ) mà còn tổn thương loạn dưỡng (teo) lan rộng ở nhu mô não ( mô ngọi bì) kèm theo gôm giang mai.

Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng phức tạp do tổn thương mạch máu, màng não lan sang nhu mô não.

A. Các triệu chứng tâm thần.

a) Giang mai não sớm:

Thường xuất hiện sớm 1 – 2 năm sau lây nhiễm, biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, bằng sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô xơ. Những hình thái biểu hiện của bệnh giang mai như sau:

1- Thể không có triệu chứng lâm sàng.

- Triệu chứng lâm sàng thần kinh: hội chứng màng não thô sơ.

- Triệu chứng tâm thần nghèo nàn biểu hiện bằng khí sắc giảm nhẹ, lo âu, nghi bệnh ngoài ra không có triệu chứng khác.
Bệnh giang mai ở nam giới 2

2- Thể suy nhược trầm cảm

- Biểu hiện bằng cảm xúc không ổn định, mau mệt mỏi, năng suất công việc giảm, nhức đầu dai dẳng và ngày một tăng.

- Xét nghiệm: Phản ứng BW dương tính. Dịch não tủy thay đổi cả sinh hóa và tế bào.

3- Rối loạn ý thức từng thời kỳ.

- Trên cơ sở hội chứng suy nhược, từng thời kỳ bị rối loạn ý thức: u ám, lú lẫn, mê sảng, nhận thức khó khăn. Có yếu tố thúc đẩy có thể dẫn đến ý thức bị lọa trừ kèm theo triệu chứng thần kinh như: sụp mi, lác nhẹ, giảm thị lực, nói khó, liệt nhẹ…

b) Giang mai não muộn


Thường xuất hiện muộn sau 5 năm hoặc lâu hơn sau khi lây nhiễm, tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não.

Bệnh có thể xuất hiện các thể lâm sàng sau đây:

1- Thể động kinh

Xuất hiện cơn động kinh toàn thể, có khuynh hướng ngày càng tăng, điều trị bằng thuốc kháng động kinh đơn thuần ít kết quả nhưng kết hợp điều trị bằng thuốc đặc trị giang mai thì có hiệu quả. Có thể tiến triển nặng dần với động kinh liên tục, có rối loạn ý thức u ám, lú lẫn.

2 – Thể đột quỵ

- Là một hình thái lâm sàng hay gặp do xoắn khuẩn giang mai làm tổn thương các mạch máu não.

- Biểu hiện bằng những cơn đột quỵ với những tổn thương khu trú ở não phát triển ngày một tăng.

- Tùy heo tổn thương có thể kèm theo: liệt nhẹ các chi, tổn thương các dây thần kinh sọ não, không nhận thức được đồ vật (agnosie) mất hoặc giảm phản xạ đồng tử với ánh sáng.

- Người bệnh dễ bị kích thích, gây nổ, khóc lóc, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút.

- Dịch não tủy Albumin tăng, tế bào tăng ít, phản ứng BW dương tính cả xét nghiệm máu và dịch não tủy.

3- Thể ảo giác- Paranoide

- Đặc trưng là sự xuất hiện các triệu chứng ảo giác, thường là ảo thanh, cũng có khi là ảo thị, ảo giác xúc giác.Cũng thường gặp hoang tưởng bị truy hại, nghi bệnh, tự cao, tự buộc tội kèm theo là giảm khí sắc, giận dữ, kích động, lo âu.

- Kèm theo những triệu chứng tổn thương tản mạn thần kinh như mất phản xạ đồng tử với ánh sáng, sụp mi, liệt nhẹ và phản ứng huyết thanh BW dương tính, BW dịch não tủy cũng dương tính.

- Thành phần dịch não tủy thay đổi.

B. Các triệu chứng thần kinh


- Đồng tử hai bên không đều, biến dạng ( hình bầu dục), phản xạ đồng tử với ánh sáng yếu, triệu chứng Argyll – Robertson: (giảm, hoặc mất phản xạ đồng tử với ánh sáng, còn duy trì phản xạ đồng tử điều tiết với khoảng cách).

- Rối loạn vận động: sụp mi, lác, khó nói, vong ngôn (aphasie) nhất thời, liệt ½ người sau đột quỵ.

- Triệu chứng màng não biểu hiện bằng cổ cứng, dấu hiệu Kernigi, co giật giống động kinh.

Chia sẽ :

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2011. Sức khỏe cho cuộc sống - All Rights Reserved